NGUYÊN TẮC HỖ TRỢ TRẺ TẠI SMILE FAMILY
-----&-----
Với phương châm: “Sự tiến bộ của trẻ là nụ cười hạnh phúc của mỗi gia đình”. Smile Family luôn cố gắng nỗ lực đem đến sự tiến bộ tốt nhất cho trẻ, từ đó mang lại nụ cười hạnh phúc cho ba mẹ khi thấy con trẻ ngày một lớn khôn.
SMILE FAMILY luôn hiểu rằng để có thể can thiệp tốt cho trẻ thì chuyên môn, đạo đức và kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia, giáo viên cùng với sự tận tâm, yêu thương kết hợp với gia đình để hỗ trợ trẻ phát triển là những điều vô cùng quan trọng. Để có được điều này, SMILE FAMILY không ngừng bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng để giúp các em có được môi trường can thiệp, học tập tiến bộ và hiệu quả giúp các em từng bước hòa nhập cộng đồng.
SMILE FAMILY luôn nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc sau khi hỗ trợ trẻ:
a. Đảm bảo tính mục tiêu: Tại SMILE FAMILY, việc xác định mục tiêu can thiệp được cá nhân hóa cho từng trẻ, thiết kế đặc trưng phù hợp với khả năng và điểm mạnh và đặc trưng của từng trẻ. Khi can thiệp, các giáo viên và gia đình luôn phải bám sát để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra. Để đạt được mục tiêu, các giáo viên can thiệp và cả ba mẹ cần tránh tiến hành một cách gò ép, cần hỗ trợ trẻ một cách linh hoạt, cho trẻ tích cực hoạt động trong một tâm trạng thoải mái, được tôn trọng, thương yêu, phát triển hài hòa nhân cách.
b. Đảm bảo tính toàn diện: Nội dung can thiệp tại SMILE FAMILY hướng đến việc phát triển toàn diện về nhận thức, tương tác giao tiếp, tập trung chú ý, phát triển kĩ năng và nhiều khía cạnh khác. Các mặt phát triển luôn hoà quyện, ảnh hưởng và bổ trợ cho nhau. Một tác động thường ảnh hưởng đến nhiều mặt trên trẻ. Do đó, để đạt được mục tiêu đó, GV can thiệp tại SMILE FAMILY luôn có sự kết hợp chặt chẽ với Giáo viên mầm non trong môi trường trẻ hòa nhập và ba mẹ khi hỗ trợ con tại nhà về mục tiêu, kế hoạch, các phương tiện, các phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp nhằm giúp trẻ có thể phát triển tốt nhất.
c. Kết hợp chặt chẽ việc chăm sóc và giáo dục trẻ: Trẻ em lớn khôn thông qua quá trình tăng trưởng và phát triển. Hai quá trình này tuy khác biệt nhau nhưng có mối quan hệ phụ thuộc nhau, tác động qua lại với nhau. Do đó, trong công tác Chăm sóc – Giáo dục trẻ phải đảm bảo cân đối giữa nuôi và dạy, tránh coi nhẹ mặt nào. Do vậy, luôn có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa quá trình can thiệp tại SMILE FAMILY với quá trình chăm sóc giáo dục trẻ từ phía gia đình.
d. Kết hợp giáo dục tại TT với giáo dục gia đình: Do những khó khăn đặc thù, trẻ luôn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc và giáo dục. Nhà trường có nhiệm vụ Chăm sóc – Giáo dục trẻ phát triển toàn diện, song không thể coi đây là nơi duy nhất để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Hơn ai hết, bố mẹ chính là người hiểu trẻ nhất, có nhiều thời gian dành cho trẻ khi trẻ về với gia đình. Do vậy, phải có sự thống nhất giáo dục giữa gia đình và nhà trường thì kết quả giáo dục mới đạt hiệu quả tốt, trẻ tiến bộ nhanh hơn. Gia đình và nhà trường cần thống nhất về mục tiêu, nội dung phương pháp , tạo điều kiện hình thành thói quen và các phẩm chất tốt ở trẻ.
e. Kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với vai trò tích cực, chủ động của trẻ: Tại SMILE FAMILY, Vai trò chủ đạo của giáo viên là thực hiện: thiết kế, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh, đánh giá các hoạt động của trẻ; Tạo ra môi trường giáo dục như không gian, thời gian, đồ chơi, đồ dùng dạy học, góc hoạt động, quan hệ giữa giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ. Tính chủ động, tích cực của trẻ: Trẻ không chỉ thụ động tiếp nhận các tác động giáo dục, trẻ có nhu cầu và năng lực tự hoạt động. Trẻ chỉ phát triển tốt khi tự mình hoạt động, tự mình khám phá môi trường xung quanh, tham gia vào các mối quan hệ đa dạng. Do đó, SMILE FAMILY luôn "kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với tính tích cực chủ động của trẻ" để nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ.
f. Đảm bảo tính hệ thống và liên tục: Trẻ ở lứa tuổi can thiệp sớm tương ứng với lứa tuổi mầm non, do đó, các con còn rất non nớ. Mọi quá trình phát triển của trẻ mới ở giai đoạn đầu, trẻ có đặc điểm chóng nhớ, mau quên. Do đó, việc chăm sóc giáo dục phải được tiến hành dần dần, có hệ thống từ đơn giản đến phức tạp. Phải dựa vào những tri thức, kinh nghiệm sống của trẻ để tiến hành giáo dục trẻ từng bước, nâng cao dần. Giáo dục cái mới dựa trên cái cũ, cái đã được giáo dục cần được củng cố, mở rộng. Đặc biệt, quá trình giáo dục, can thiệp cần được tiến hành liên tục, đều đặn.